SEO là gì? Tổng quan về Search Engine Optimization (SEO)

blog-post-image

Mỗi ngày, người dùng thực hiện hàng tỷ lượt tìm kiếm thông tin, sản phẩm/ dịch vụ. Để khai thác tiềm năng của nguồn lưu lượng truy cập này, đặc biệt là các doanh nghiệp, cần xuất hiện nội dung trong kết quả tìm kiếm tự nhiên (organic search) hàng đầu cho từ khóa mục tiêu của mình. Chúng ta gọi đó là SEO.

SEO là viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó, SEO còn được chỉ vị trí công việc “chuyên viên tối ưu hoá cho công cụ tìm kiếm – Search Engine Optimizer”.

SEO là quá trình cải thiện và tối ưu hóa website đạt các tiêu chí về thuật toán xếp hạng của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo Search, Cốc Cốc,… nhằm tăng thứ hạng từ khóa (ranking) trên SERPs và tăng lượng truy cập (traffic) vào website.

Các hoạt động này bao gồm tối ưu tốc độ tải trang, xây dựng cấu trúc website, tạo ra các mạng lưới liên kết (links) và quan trọng nhất là tạo ra các nội dung hữu ích, đáng tin cậy và ưu tiên con người (Creating helpful, reliable, people-first content).

Trong Marketing, khái niệm SEO là một thành phần của SEM (Search Engine Marketing) – nghĩa là Tiếp thị qua công cụ tìm kiếm. Mục tiêu chính của SEO là cải thiện vị trí thứ hạng trang web trong kết quả tìm kiếm, được Google xếp hạng cao trong SERPs, tăng lưu lượng truy cập, tăng độ uy tín cho thương hiệu. Từ đó thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp trên môi trường số.

Cũng chính bởi số lượng người dùng sử dụng Google là phần lớn, nên khi nhắc tới SEO, hầu hết mọi người đều nghĩ đến SEO trên Google. Bên cạnh đó, SEO hiệu quả là nằm trong top 10 vị trí tự nhiên đầu tiên (hay gọi là trang 1), nó hoàn toàn khác với kết quả quảng cáo có chứa “QC”, “Ad”.

Các trường phái SEO phổ biến

SEO mũ trắng (White Hat SEO)

Đây là trường phái SEO tuân thủ các quy tắc và khuyến nghị của các công cụ tìm kiếm. Các phương pháp SEO mũ trắng tập trung vào việc tạo ra nội dung chất lượng, tối ưu hóa trang web và xây dựng liên kết tự nhiên.

SEO mũ trắng là cách tiếp cận SEO an toàn, bền vững và được khuyến khích bởi các chuyên gia SEO. Các kỹ thuật SEO mũ trắng tập trung vào việc cải thiện chất lượng trang web và nội dung để thu hút người dùng và công cụ tìm kiếm. Một số kỹ thuật SEO mũ trắng phổ biến bao gồm:

  • Tạo nội dung chất lượng cao, hữu ích và có liên quan đến đối tượng mục tiêu.
  • Tối ưu hóa trang web cho các từ khóa và cụm từ mà doanh nghiệp muốn xếp hạng.
  • Xây dựng liên kết chất lượng từ các trang web có uy tín.
  • Tối ưu hóa kỹ thuật trang web để cải thiện tốc độ tải và khả năng sử dụng.
  • Tuân thủ các quy tắc và khuyến nghị của các công cụ tìm kiếm.
  • Mang lại kết quả bền vững.
  • Có thể tốn nhiều thời gian và công sức để thực hiện.

SEO mũ đen (Black Hat SEO)

Đây là trường phái SEO sử dụng các phương pháp không chính thống hoặc thậm chí là gian lận để nâng cao thứ hạng trang web. Các phương pháp SEO mũ đen có thể bao gồm việc sử dụng từ khóa nhồi nhét, xây dựng liên kết spam và sử dụng các thủ thuật kỹ thuật để lừa các công cụ tìm kiếm.

  • Sử dụng các phương pháp không chính thống hoặc thậm chí là gian lận để nâng cao thứ hạng trang web.
  • Cách triển khai này có thể mang lại kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, dễ bị Google phát hiện và trừng phạt, gây hại cho uy tín của trang web.

Một số kỹ thuật trong SEO mũ đen tiêu biểu phải kể đến như:

  • Sử dụng từ khóa quá nhiều lần trong nội dung trang web, khiến cho nội dung trở nên khó đọc và không tự nhiên.
  • Mua hoặc tạo liên kết từ các trang web không liên quan hoặc có chất lượng thấp để tăng thứ hạng trang web.
  • Sử dụng các kỹ thuật CSS hoặc JavaScript để ẩn nội dung trang web khỏi người dùng, nhưng vẫn hiển thị cho công cụ tìm kiếm.
  • Sao chép nội dung từ các trang web khác và sử dụng nội dung đó cho trang web của mình.
  • Sử dụng các kỹ thuật thao túng thuật toán, tận dụng các lỗ hổng trong thuật toán của công cụ tìm kiếm để tăng thứ hạng trang web.

SEO mũ xám (Grey Hat SEO)

Trường phái SEO mũ xám nằm giữa SEO mũ trắng và SEO mũ đen. Các phương pháp SEO mũ xám có thể là hợp pháp, nhưng chúng cũng có thể gây ra rủi ro cho trang web. Kỹ thuật SEO mũ xám thường được coi là không hoàn toàn tuân theo các nguyên tắc của Google, nhưng không vi phạm chúng một cách rõ ràng.

Các kỹ thuật SEO mũ xám có thể kể đến như:

  • Sử dụng các từ khóa ngầm trong tiêu đề và meta description của trang web.
  • Tạo các trang web vệ tinh để tạo backlink cho trang web chính.
  • Sử dụng các kỹ thuật tối ưu hóa trang web để tăng tốc độ tải.
  • Tạo nội dung chất lượng cao và có liên quan.

SEO mũ xám có thể mang lại lợi ích cho các trang web, chẳng hạn như tăng thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Tuy nhiên, các kỹ thuật SEO mũ xám cũng có thể dẫn đến nguy cơ bị Google phạt.